Hướng dẫn chi tiết cách lắp bồn cầu liền khối đúng kỹ thuật, tránh mùi hôi

admin

Trong quá trình xây dựng hoặc nâng cấp phòng tắm, việc chọn lựa và lắp đặt bồn cầu liền khối đòi hỏi sự cẩn thận và đúng kỹ thuật. Để giúp bạn thực hiện quy trình này một cách dễ dàng và hiệu quả, DOVA đã tổng hợp chi tiết về cách lắp bồn cầu liền khối, mang đến cho bạn những thông tin và các bước thực hiện dễ hiểu. Hãy cùng tìm hiểu để đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng và an toàn.

 I. Những dụng cụ cần có để lắp đặt bồn cầu liền khối

Bồn cầu liền khối hay còn gọi là bồn cầu 1 khối có cấu tạo nguyên khối, không có kẽ hở giữa phần két chứa nước và phần thân bồn cầu.

Để đảm bảo quá trình lắp đặt bồn cầu 1 khối thuận lợi, nhanh và đúng kỹ thuật tại nhà thì việc chuẩn bị đúng các dụng cụ là quan trọng. Dưới đây là một số dụng cụ cần thiết mà bạn nên có trước khi bắt đầu lắp đặt:

1. Phụ kiện đi cùng sẵn có

  • Thân sứ
  • Dây cấp van dừng
  • Bộ cố định và phụ kiện cố định
  • Ống nối và phụ kiện ống nối .

(Lưu ý: Không phải bồn cầu nào cũng cần vì giờ chỉ có một số sản phẩm của ToTo, Inax  cần ống nối và phụ kiện ống nối. Các sản phẩm khác chỉ cần giăng cao su non để lắp đặt)

  • Bích nối sàn và phụ kiện nối sàn
  • Giăng cao su non
  • Khuôn cắt (có thể có hoặc không)
  • Hướng dẫn lắp đặt

Tất cả phụ kiện đều sẽ có sẵn khi bạn mua ở bất kỳ đại lý bồn cầu nào.

Phụ kiện sẵn có khi mua bồn cầu

Phụ kiện sẵn có khi mua bồn cầu 

2. Phụ kiện mà mình cần chuẩn bị

  • Bộ đồ nghề: Bao gồm công cụ như máy khoan, tua vít, thước đo, băng tan, bút chì, búa, mỏ lết, mỏ kẹp.
  • Keo silicon: Dùng để cố định bồn cầu với sàn.
  • Dụng vệ sinh: Khăn mềm và găng tay
  • Ngoài ra, cần chuẩn bị máy cắt ống để điều chỉnh kích thước ống nước và thoát nước theo yêu cầu cụ thể của phòng tắm (nếu cần).

Dụng cụ cơ bản cần chuẩn bị 

Dụng cụ cơ bản cần chuẩn bị 

II. Hướng dẫn cách lắp bồn cầu liền khối đúng kỹ thuật

Bước 1: Dọn dẹp nhà vệ sinh

Vệ sinh sạch sàn loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ.

Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt

  • Đây được xem là một bước quan trọng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo thoải mái và tiện lợi trong quá trình sử dụng. Dựa vào kích thước và thiết kế của bồn cầu, hãy xác định khoảng cách từ tường đến ống thải (khoảng cách lý tưởng nhất đó là 305mm) và khoảng cách từ van dừng đến bồn cầu.

Xác định vị trí trước khi lắp đặt bồn.

Xác định vị trí trước khi lắp đặt bồn.

  • Vệ sinh và xử lý ống chờ: Cắt ngắn đường ống chờ nếu ống quá cao so với mặt sàn (ống nên đặt cách mặt sàn 1-2cm là phù hợp )

Yêu cầu trước khi thực hiện cách lắp bồn cầu liền khối

Yêu cầu trước khi lắp đặt.

Bước 3: Lắp van dừng

  • Trước khi lắp đặt, đảm bảo đế thải và lắp van dừng vào lỗ cấp, trước khi lắp quấn băng tan phần ren van dừng sau đó siết chặt.
  • Xác định tâm ống thải bằng thước.

Lắp van dừng để thực hiện các bước cách lắp bồn cầu liền khốiLắp van dừng.

Dùng mỏ kẹp siết chặt.

Dùng mỏ kẹp siết chặt.

Bước 4: Ngắt nước để chuẩn bị tiến hành lắp đặt

Khóa van nước cẩn thận để tránh bắn ướt hoặc rò rỉ nước trong quá trình lắp đặt.

Bước 5: Lắp bích nối sàn

  • Dùng bút chì lấy dấu lỗ cố định bích nối sàn.
  • Bơm silicon vào rãnh nối và ống thải, lưu ý phải bơm kín để không bị mùi và rò rỉ nước ra sàn.

Bơm silicon vào rãnh nối bích sàn và ống thải.

Bơm silicon vào rãnh nối bích sàn và ống thải.

  • Đặt bích nối sàn khớp với ống thải, tâm lỗ trên bích nối trùng với tâm lỗ thải mới ấn xuống.

Đặt bích nối trùng với tâm lỗ thải.

Đặt bích nối trùng với tâm lỗ thải.

  • Cố định với sàn.

Lắp cố định bích nối sàn.

Lắp cố định bích nối sàn.

Lý do sử dụng silicon mà không sử dụng xi măng khi lắp bích nối sàn cho bồn cầu vì:

  • Tính linh hoạt và đàn hồi: Silicon thường được sử dụng thay thế xi măng vì khả năng đàn hồi và linh hoạt của nó. Điều này giúp giảm nguy cơ nứt nẻ do chuyển động nhỏ trong quá trình sử dụng và thay đổi nhiệt độ.
  • Chống thấm nước: Silicon thường có khả năng chống thấm nước tốt, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào các khe hở và giữ cho khu vực lắp đặt khô ráo.
  • Tính nhanh chóng của quá trình lắp đặt: Silicon cứng hóa nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi so với việc sử dụng xi măng.
  • Khả năng điều chỉnh: Silicon cho phép điều chỉnh linh hoạt hơn, giúp làm giảm sai lệch vị trí và đảm bảo sự chính xác trong quá trình lắp đặt.
  • Tiện ích và thuận lợi: Silicon thường dễ sử dụng hơn xi măng, không yêu cầu các bước phức tạp như trộn và pha chế.

Bước 6: Lắp đệm cao su vào đế thải của bồn cầu

  • Nếu bồn cầu đã được sử dụng, loại bỏ đệm cũ. Sử dụng dụng cụ đinh hoặc tua vít để nhẹ nhàng nâng lên và loại bỏ gioăng.
  • Đặt đệm cao su chính giữa đế thải của bồn cầu. Đảm bảo nó được đặt đều và không bị méo lệch.

Việc lắp đệm cao su vào đế thải của bồn cầu có thể giúp giảm tiếng ồn và đảm bảo rằng bồn cầu được đặt ổn định mà không làm tổn thương đến sàn nhà hoặc gây ra những độ rung không mong muốn.

Lưu ý: bạn không được quên bất kỳ 1 phụ kiện kèm theo nào khi lắp, đặc biệt là đệm cao su. Việc quên sẽ dẫn tới chuyện bệt vệ sinh không sử dụng được, xả bồn không êm & bốc mùi trong tiến trình sử dụng.

Cách lắp đệm cao su vào đế thải của bồn cầu đúng chuẩn.

Cách lắp đệm cao su vào đế thải của bồn cầu đúng chuẩn.

Bước 7: Lắp và cố định ống nối

Trình tự lắp và cố định ống nối.

Trình tự lắp và cố định ống nối.

Bước 8: Lắp thân sứ

  • Lau sạch gioăng cao su trước khi lắp.
  • Lắp dây cấp nước và thân sứ, siết chặt nhẹ nhàng tránh làm hỏng ren vì có thể phát  sinh rỉ nước.
  • Sau đó đặt thân sứ lên.

Lắp dây cấp nước và thân sứ.

Lắp dây cấp nước và thân sứ.

Bước 9: Kiểm tra thông nước

  • Kết nối dây cấp với van dừng, dùng mỏ lết siết nhẹ tránh làm hỏng ren. Sau đó mở van cấp nước vào két, kiểm tra kết nối 2 đầu dây cấp không bị rò nước
  • Nước cấp vào két đều và dưới 2 phút, nhấn xả kiểm tra xung quanh đế không rò nước là đã chuẩn.

Kết nối dây cấp với van dừng.

Kết nối dây cấp với van dừng.

Bước 10: Cố định thân sứ

  • Vặn vít cố định 2 bên thân sứ nên dùng tay không được dùng máy khoan vì có thể làm hỏng bộ cố định.
  • Lắp nút trang trí.
  • Cố định chân đế bằng silicon, miết silicon kín toàn bộ khe hở chân đế. Lưu ý là không nên dùng xi măng vì sẽ làm nứt sản phẩm.
  • Cuối cùng đặt nắp két nước lên.

Lưu ý: Quan trọng nhất khi bạn sử dụng keo silicon để gắn bàn cầu với nền đất của nhà là keo phải mới, đúng chuẩn 100% chính hãng, lượng phải đủ để dùng cho cả việc gắn vào sàn gia đình, bồn cầu & cả dùng bịt kín sau này. Nên nhớ các bạn chỉ sử dụng bôi keo lên đường viền của bồn cầu chứ không cần bôi khắp những bề mặt.

III. Lưu ý quan trọng sau khi lắp bồn 1 khối

  • Lưu ý đến tiếng ồn: Sau khi lắp đặt xong bồn cầu phát ra âm thanh lớn hay bất kỳ tiếng ồn lạ khi sử dụng kiểm tra ngay để khắc phục.
  • Sau khi hoàn thành để bồn cầu khoảng 3-4 tiếng: để khô phần đế và xả nước thử nếu không có bất kỳ rò rỉ nước xảy ra là bồn cầu có thể sử dụng bình thường.
  • Chú ý áp lực nước: không để vượt qua giới hạn >0.3KgF/cm3h.

IV. Những lỗi thường hay gặp phải khi lắp bồn cầu liền khối

  • Lắp đặt bồn cầu không đúng vị trí, không đo đạc kích thước và xử lý bề mặt sàn trước khi lắp dẫn đến các vấn đề về mùi, rò rỉ nước.
  • Lắp đặt van cấp nước không chính xác gây rò rỉ nước hoặc áp suất nước không đều, làm ảnh hưởng đến hiệu suất của bồn cầu.
  • Không sử dụng chất kết dính chuyên dụng khi lắp đặt xảy ra rò rỉ nước, lỏng lẻo mối kết nối giữa bồn và ống xả.
  • Lắp đệm cao su không kín tạo ra các khe hở giữa bồn cầu và đường ống xả, dẫn đến mùi hôi khó chịu và tiếng ồn lớn khi sử dụng.

>>> Tham khảo: Kinh nghiệm mua thiết bị vệ sinh

Hy vọng rằng những thông tin mà Dova đã cung cấp sẽ giúp bạn biết cách lắp bồn cầu liền khối, việc tuân thủ đúng kỹ thuật sẽ giúp bảo đảm  an toàn cho bồn cầu và sử dụng nó trong thời gian dài.

Hotline: 1900 636 054

Tư vấn qua Email

Tư vấn qua Facebook